Chào chị,
Khi ly hôn, các vấn đề sau đây sẽ được xem xét:
1- Quan hệ hôn nhân
2- Con cái và cấp dưỡng
3- Tài sản và công nợ
Do đó, nếu vợ chồng chị đồng thuận được 3 vấn đề trên thì việc thuận tình ly hôn không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu 1 trong 3 vấn đề trên không đồng thuận được. Thì toà sẽ phân xử.
Với quan hệ hôn nhân, chị là nguyên đơn phải chứng minh được tình trạng hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Mới đủ cơ sở Toà xét cho ly hônn.
Về vấn đề con cái, sẽ căn cứ trên lợi ích tốt nhất cho các con. Bên muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh được điều kiện của mìnhh. Nếu con dưới 36 tháng tuổi, thường ưu tiên giao cho mẹ.
Vấn đề tài sản và công nợ, về nguyên tắc là chia đôi. Nhưng sẽ có tính công sức đóng góp của mỗi bên.
Chi tiết về thủ tục và trình tự đơn phương ly hôn:
1- Thủ tục đơn phương ly hôn:
- Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn kèm hồ sơ gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Tòa án thụ lý đơn, xem xét đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người viết đơn ly hôn;
- Người xin ly hôn nộp án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho tòa án;
- Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí cho tòa án, vụ án ly hôn chính thức được Tòa án giải quyết.
- Đơn xin ly hôn;
- Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính);
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn ( trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản). Nợ nếu có yêu cầu toà án giải quyết vấn đề nợ;
- Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu.
Giải quyết khi chồng hoặc vợ (bị đơn) không đến tòa án
- Trường hợp chồng hoặc vợ (bị đơn) cố tình trốn tránh không đến tòa án thì tòa án sẽ tiến hành niên yết. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:
- Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
- Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
- Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết. Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà chồng hoặc vợ (bị đơn) cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu chồng hoặc vợ (bị đơn) vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn
Các vấn đề tranh chấp tài sản thì cần có nhưng hồ sơ nào liên quan?
- Nếu có yêu cầu chia tài sản chung, thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và các tài liệu chứng minh đây là tài sản chung.
3- Trong trường hợp đối phương giữ hồ sơ và không cung cấp để nộp cho tóa án thì phải xử lý ra sao?
- Trường hợp này, có thể yêu cầu Toà án thu thập thông tin, tài liệu từ các cơ quan, cá nhân có thông tin.
Hi vọng nội dung tư vấn giúp ích cho chị.
Trân trọng.
Luật sư Phạm Đức Huy